Với 300 gốc ổi nữ hoàng được trồng xen trong vườn cam, hộ Anh Lê Tấn Đông, ấp Phụng Sơn A, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng.
Là nông dân cần cù sáng tạo Anh Lê Tấn Đông đi đầu công tác áp dụng khoa học kỹ thuật. Năm 2017, Anh mạnh dạn chuyển đổi từ 0,5ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cam, sau khi được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi biết được lợi ích của cây ổi có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh tác nhân gây hại bệnh vàng lá Greening trên cây có múi. Từ đó anh Đông tìm hiểu thị trường các giống ổi và chọn cây ổi nữ hoàng để trồng vì có phẩm chất trái ngon đang được thị trường ưa chuộng, giá cả lại cao.
Anh Đông cho biết: Anh mua giống sạch bệnh ở Tiền Giang để trồng, áp dụng biện pháp bao trái chỉ sau 8 tháng ổi bắt đầu ra hoa, đến nay 300 cây ổi đã được 17 tháng tuổi, trung bình mỗi ngày thu hoạch từ 20 - 30kg trái, có tháng cho trái rộ thu hoạch 50- 80kg/ngày cũng có, bán được với giá trung bình 10.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí Anh thu về lợi nhuận trên 5 triệu đồng/tháng.
Từ khi Anh mạnh dạn đầu tư mua bao trái đến nay đã giảm được chi phí và hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu rất nhiều, khi thấy trên cây có sâu hại trên đọt non hoặc trái non thì mới phun thuốc để hạn chế rụng cuốn rụng trái non. Qua đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường, ít ảnh hưởng sức khỏe cho bản thân và gia đình, ngoài ra sản xuất ra được trái cây an toàn cho người tiêu dùng, giá bán được cao hơn.
Nhờ tận dụng diện tích một cách có hiệu quả tạo thêm nguồn thu nhập khá cho gia đình nên có thêm chi phí đầu tư cho vườn cam, hiện vườn cam của Anh đang phát triển xanh tốt, cây ổi cũng đủ lớn cho trái ngày càng nhiều hơn gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định hơn.
Hiện nay toàn ấp Phụng Sơn A có 5 hộ trồng ổi nữ hoàng xen trong vườn cây ăn trái đều cho thu nhập khá ổn định, đối với cây ổi thì không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, trong thời gian tới xã sẽ nhân rộng mô hình lấy ngắn nuôi dài cho những hộ có diện tích trồng cây ăn trái để nâng cao thu nhập trên cùng diện tích.
Là nông dân cần cù sáng tạo Anh Lê Tấn Đông đi đầu công tác áp dụng khoa học kỹ thuật. Năm 2017, Anh mạnh dạn chuyển đổi từ 0,5ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cam, sau khi được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây có múi biết được lợi ích của cây ổi có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh tác nhân gây hại bệnh vàng lá Greening trên cây có múi. Từ đó anh Đông tìm hiểu thị trường các giống ổi và chọn cây ổi nữ hoàng để trồng vì có phẩm chất trái ngon đang được thị trường ưa chuộng, giá cả lại cao.
Anh Đông cho biết: Anh mua giống sạch bệnh ở Tiền Giang để trồng, áp dụng biện pháp bao trái chỉ sau 8 tháng ổi bắt đầu ra hoa, đến nay 300 cây ổi đã được 17 tháng tuổi, trung bình mỗi ngày thu hoạch từ 20 - 30kg trái, có tháng cho trái rộ thu hoạch 50- 80kg/ngày cũng có, bán được với giá trung bình 10.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí Anh thu về lợi nhuận trên 5 triệu đồng/tháng.
Từ khi Anh mạnh dạn đầu tư mua bao trái đến nay đã giảm được chi phí và hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu rất nhiều, khi thấy trên cây có sâu hại trên đọt non hoặc trái non thì mới phun thuốc để hạn chế rụng cuốn rụng trái non. Qua đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường, ít ảnh hưởng sức khỏe cho bản thân và gia đình, ngoài ra sản xuất ra được trái cây an toàn cho người tiêu dùng, giá bán được cao hơn.
Ổi bao trái nên giá bán được cao hơn. |
Hiện nay toàn ấp Phụng Sơn A có 5 hộ trồng ổi nữ hoàng xen trong vườn cây ăn trái đều cho thu nhập khá ổn định, đối với cây ổi thì không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, trong thời gian tới xã sẽ nhân rộng mô hình lấy ngắn nuôi dài cho những hộ có diện tích trồng cây ăn trái để nâng cao thu nhập trên cùng diện tích.
0 nhận xét: